Làng Gà Darahoa
lang-ga-darahoa-0

Làng Gà Đà Lạt – Darahoa


Cái tên làng Gà Darahoa không còn xa lạ với những người con yêu Đà Lạt. Nằm cách thành phố Đà Lạt khoảng 15km, Làng K’Long, thôn Darahoa thuộc xã Hiệp An, huyện Đức Trọng. Làng gà Darahoa nổi tiếng với bức tượng chú gà trống 9 cực, cao lớn đứng sừng sững giữa làng.

Làng Gà Đà Lạt – Vùng đất đậm chất sử thi Tây Nguyên

  • Làng Gà Đà Lạt ở đâu

  • Địa chỉ: Làng K’LONG, Thôn Darahoa, Hiệp An, Đức Trọng, Lâm Đồng
  • Giờ mở cửa: tự do
  • Giá vé: miễn phí

Hướng dẫn đường đi đến làng Gà Darahoa Đà Lạt

Có hai con đường chính để đến làng Gà Darahoa đó là

Đường thứ nhất bạn có thể đi theo hướng từ đèo Prenn xuống quốc lộ 20, quan trạm thu phí đến xã Định An, sau đó bạn nhìn bên tay phải của mình là làng K”Long.

Đường thứ 2, bạn đi thuyền từ hồ Tuyền Lâm, đến ngã ba đường tráng nhựa, từ đây một hướng sẽ rẽ về khu du lịch Đá Tiên, hướng còn lại đưa bạn vào sâu trong rừng Darahoa.

Làng Gà Darahoa Đà Lạt – Điểm đến hấp dẫn không nên bỏ qua

Được coi là cửa ngõ vào Đà Lạt, Darahoa ngôi làng với chú gà chín cựa đứng sừng sững. Như một chiến binh giữ bình yên cho ngôi làng. Đây cũng như một lời nhắc là cần xóa bỏ những hủ tục lạc hậu. Để xây dựng một cuộc sống mới để tấm bi kịch về chuyện xưa sẽ không còn xảy ra thêm một lần nào nữa.

Biểu tượng Gà Trống 9 cựa của làng Gà
Biểu tượng Gà Trống 9 cựa của làng Gà

Sự tích tên của ngôi làng gà Đà Lạt

Làng gà với vẻ đẹp dân dã
Làng gà với vẻ đẹp dân dã

Gọi là làng Gà vì ở đây có tượng con gà trống to lớn ở giữa làng. Con gà 9 cựa như nhắc lại truyền thuyết xưa. Ngày xưa ở làng Darahoa này có đôi trai tài gái sắc là nàng Hơ Bia và chàng K’Tien. Họ đang độ tuổi trăng tròn và yêu nhau thắm thiết. Cả làng ai cũng trầm trồ khen ngợi và đều mong cho họ sớm nên vợ nên chồng.

Cuộc tình bị ngăn cách

Nhưng bố của K’Tien thì không muốn vậy. Vì theo ông thì gia đình Hơ Bia quá nghèo nên của hồi môn sẽ chẳng có bao nhiêu. Nghĩ vậy nên bố của K’Tien đã bảo với Hơ Bia là nếu muốn bắt K’Tien làm chồng thì phải có 100 chiếc xà rông và một số lớn sản vật quý như trâu, bò, chiêng, chóe… để làm của hồi môn.

Vì quá yêu nhau và mong sớm nên vợ nên chồng nên chẳng mấy chốc Hơ Bia đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật mà bố của K’Tien đã thách cưới. Nhưng lúc này ông bố tham lam và ích kỷ ấy lại đòi Hơ Bia phải có thêm mấy thứ lễ vật nữa như: voi chín ngà, gà chín cựa… với mục đích làm cho nàng bỏ ý định lấy K’Tien.

Nhưng đôi trẻ không nản chí mà lần này chính K’Tien lại xung phong đi tìm các sản vật tận trên rừng xanh, còn Hơ Bia ở lại chăm lo việc nhà. K’Tien đi mãi mà chẳng có tin tức gì, còn Hơ Bia cũng thao thức từng đêm dài suy nghĩ mà không làm sao biết được những con vật ấy ở đâu…

Cái kết cho một cuộc tình éo le

Rồi đến đêm nọ nàng mơ thấy K’Tien đang bị nạn trên rừng. Sợ quá, nàng vội đi tìm chàng. Nàng đi, đi mãi rồi cuối cùng họ cũng gặp được nhau. Cả hai ôm nhau khóc nức nở rồi gục chết vì đói khát và kiệt sức. Xót thương cho mối tình chung thủy và lắm trái ngang của đôi trai gái. Lũ voi rừng kéo về quỳ mọp chung quanh họ trong suốt thời gian dài rồi lăn ra chết và hoá thành đá ở cách làng Darahoa không xa. Nơi ấy sau này được người đời gọi là núi Voi vì dáng núi có hình đàn voi nằm.

Xem thêm: Lưu lại ngay những địa điểm du lịch Đà Lạt đẹp và nổi tiếng nhất trong năm 2023 mà bạn nên đến.

Bức tượng gà 9 cựa khổng lồ

Bức tượng gà 9 cựa được được kiến trúc sư Lữ Trúc Phương thiết kế và xây dựng vào năm 1978. Được làm bằng xi măng cao 3,2 mét, nặng khoảng 8 tấn. Có đôi chân to khỏe, đặc biệt có 9 cựa sắc nhọn. Được đặt trên mô đất cao 1,5 mét ở giữa làng. Điều đặc biệt là tượng gà trống này được ghi vào sách kỷ lục Việt Nam.

Làng Gà Darahoa
Làng Gà Darahoa

Khi được chính quyền địa phương giao thiết kế và xây dựng một công trình cấp nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc ở làng Darahoa, ông đã nghiên cứu và có ý tưởng là làm thế nào để vừa có thể xây dựng được một công trình công ích và vừa là một biểu tượng văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc ngay dưới chân núi Voi hùng vĩ, nhiều huyền thoại và cũng là khu căn cứ cách mạng trước năm 1975.

Trải nghiệm những nét đẹp văn hóa của dân tộc K’Ho

Khung cảnh bình yên ở Làng Gà
Khung cảnh bình yên ở Làng Gà

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc K’Ho, Chill cũng thu hút khách du lịch đến với làng Gà Darahoa. Với trên 60 khung dệt thủ công, nghề dệt thổ cẩm nơi đây không chỉ dừng lại ở việc tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống của người dân. Mà nó đã trở thành một nét văn hóa truyền thống, thu hút khách du lịch đến đây tìm hiểu và trải nghiệm.

Dệt truyền thống ở Làng Gà
Dệt truyền thống ở Làng Gà

Bên cạnh được nhìn thấy công việc dệt thổ cẩm được làm hoàn toàn bằng tay. Bạn còn có thể nhìn thấy các thiếu nữ dân tộc thể hiện sự khéo léo, dịu dàng khi tạo ra những vật dụng như túi xách, khăn, băng đô, balo…Bạn cũng có thể mua về làm quà cho những người thân yêu.

Tour teambuilding Đà Lạt