Xã Lát là của người dân tộc thiểu số K’Ho tại khu vực huyện Lạc Dương. Nơi đây hiện nay vẫn còn lưu giữ nhiều nét văn hóa, truyền thống đặc trưng của người dân tộc thiểu số cao nguyên Lâm Viên. Tham quan xã Lát bạn sẽ được tiếp xúc với nghề dệt thổ cẩm, giao lưu văn hóa cồng chiêng, hòa mình vào những lễ hội và thưởng thức những món ăn truyền thống dân tộc.
Tóm tắt
Giới thiệu xã Lát Đà Lạt
Hướng dẫn đường đi đến xã Lát, huyện Lạc Dương, Đà Lạt
Từ trung tâm thành phố Đà Lạt bạn theo hướng đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, chạy thẳng đến hướng Langbiang. Xã Lát thuộc huyện Lạc Dương nằm dưới chân núi Langbiang.
Xã Lát có gì chơi?
Nơi đây là nơi tạo ra những tấm thổ cẩm với hoa văn sắc nét, đa phần những người lớn tuổi hay phụ nữ ở đây đều biết đan, dệt thổ cẩm. Những vật phẩm được tạo ra để chính họ sử dụng trong cuộc sống thường ngày. Một phần thì để cho khách du lịch có thể tham quan, hoặc mua về làm quà lưu niệm. Những đồ dệt chủ yếu như khăn, túi xách, mũ, bóp đựng tiền…rất thông dụng trong cuộc sống thường ngày của người đồng bào.
Làng nghề dệt thổ cẩm lưu giữ những nét đẹp dân tộc
Ở dưới chân núi LangBiang Đà Lạt hàng đêm vẫn thường diễn ra những buổi giao lưu văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Khách du lịch đến đây có thể trải nghiệm những buổi lễ cầu bình an, hòa mình vào những điệu múa của dân tộc Lạch.
Độc đáo hơn là ở đây có lại nhạc cụ khèn Mbướt với âm thanh réo rắt càng làm cho du khách thích thú. Xã Lát có các buôn Đangya, Đưng, BNeur và có tới 8 đội cồng chiêng chuyên nghiệp luôn có mặt trong các lễ hội văn hóa của tỉnh và các Festival được tổ chức ở những nơi khác, đó chính là niềm tự hào của người xã Lát.
Còn điệu múa của những chàng trai và thiếu nữ miền sơn cước nữa. Trong tiếng trống, tiếng chiêng và tiếng đàn vang dội, điệu múa đơn sơ rắn rỏi, mạnh mẽ nhưng uyển chuyển nhịp nhàng, làm cho núi rừng cũng muốn cất lên lời ca, hát về cuộc sống cộng đồng thân ái và đầy phấn khích của những con người nơi đây.
Thưởng thức ẩm thực núi rừng và rượu cần
Ở quãng sân rộng phía trước, bạn sẽ được thưởng thức món thịt rừng nướng cùng với rượu cần, thứ rượu của lễ hội, của niềm vui, của ước mơ về cuộc sống giao hòa thân ái trong cộng đồng. Rượu ngâm bằng lá cây, gạo nếp nên ngọt lịm từ đầu lưỡi, uống vào cứ vui lâng lâng và ngây ngất không thôi.
Vừa giao lưu, tìm hiểu văn hóa của người đồng bào, bạn lại vừa được thưởng thức những bình rượu cần, những xiên thịt rừng thơm ngon. Hòa mình trong cái bùng cháy của ngọn lửa cao nguyên.