lăng quận công nguyễn hữu hào
lăng mộ nguyễn hữu hào

Bí ẩn tại lăng Nguyễn Hữu Hào Đà Lạt


Phía tây nam của thành phố Đà Lạt có một quần thể lăng mộ được xây dựng công phu trong suốt 4 năm. Đó chính là khu lăng mộ của quận công Nguyễn Hữu Hào cha của Nam Phương Hoàng Hậu. Khu lăng mộ được hai con gái của ông xây dựng để báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ mình. 

Tổng quan về lăng Quận công Nguyễn Hữu Hào

  • Lăng Nguyễn Hữu Hào Đà Lạt ở đâu

  • Địa chỉ: đường Hoàng Văn thụ, Phường 4, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
  • Giờ mở cửa: tự do
  • Giá vé: miễn phí

Hướng dẫn đường đi đến lăng mộ Nguyễn Hữu Hào

Từ chợ Đà Lạt bạn chạy theo hướng đường Nguyễn Văn Cừ. Đi qua 3 tháng 2,đến vòng xoay ngay khách sạn Sài Gòn-Đà Lạt, bạn rẽ lối đường Hoàng Văn Thụ rồi chạy thẳng qua thác Cam Ly. Đến vòng xoay hướng làng hoa Vạn Thành bạn sẽ thấy cổng của lăng mộ ông Nguyễn Hữu Hào.

Bí ẩn tại lăng mộ của Quận công Nguyễn Hữu Hào

Quận công Nguyễn Hữu Hào là ai?

Nguyễn Hữu Hào là cha của Nam Phương Hoàng Hậu, hoàng hậu cuối cùng của nhà Nguyễn. Ông sinh ra tại tỉnh Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang. Ông là người theo công giáo. Sinh thời ông là một đại điền chủ rất giàu có, ruộng đất trải dài ở Nam Kỳ. Vợ của ông là bà Lê Thị Bình con gái của ông Huyễn Sỹ Lê Phát Đạt, người giàu có nhất trong tứ đại phú hộ của Sài Gòn xưa.

lăng quận công nguyễn hữu hào
lăng mộ Quận Công Nguyễn Hữu Hào

Sau khi ông gả con gái cho vua Bảo Đại vào năm 1934, bà Nam Phương đã đưa ông lên Đà Lạt sinh sống. Đến năm 1937 ông được triều Nguyễn sắc phong tước là Long Mỹ Quận Công.

Ông mất vào ngày 13 tháng 9 năm 1939, được an táng theo nghi thức quận công. Lăng mộ của ông được xây dựng và chi phí do gia đình tự bỏ ra. Lễ quy lăng được tổ chức vào ngày 10 tháng 9 năm 1941.

Địa thế đắc địa, cao điểm long mạch

Khu lăng mộ được xây dựng liên tục trong 4 năm, đến ngày 10 tháng 9 năm 1941 thì hoàn thành. Khu lăng mộ Nguyễn Hữu Hào là công trình kiến trúc tráng lệ, uy nghi. Nơi này tọa lạc tại một vị trí được coi là đắc địa, cao điểm long mạch, cổng trước hướng về trung tâm thành phố Đà Lạt.

lăng nguyễn hữu hào
Khu lăng mộ tọa lạc tại vị trí đắc địa, cao điểm long mạch

Sau một thời gian ông Nguyễn Hữu Hào lâm bệnh. Biết khó có thể qua khỏi, Hoàng đế Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu gấp rút phong tước Long Mỹ Quận công. Ngoài ra còn mời nhiều cao nhân phong thủy tìm vị trí đặt lăng mộ cho quốc trượng sau khi qua đời. Đỉnh một quả đồi cao phía Tây Nam, đối diện với thác Cam Ly, nay thuộc phường 5, TP Đà Lạt

Tổng thể khu lăng mộ của Nguyễn Hữu Hào

Lăng mộ của Quận công Nguyễn Hữu Hào được xây dựng trong 4 năm. Trên một quả đồi uy nghi, bề thế với diện tích khoảng 4 ha.

Trước cổng lăng, dưới chân đồi thông được dựng 4 trụ biểu cao, trên đỉnh gắn hình bông sen và hai con chó ngao cách điệu. Lối lên lăng được xây dựng thành đường thẳng, có độ dốc thoai thoải vừa phải, bao gồm 158 bậc.

lăng mộ ông nguyễn hữu hào
4 trụ biểu cao và trên đỉnh có 2 con chó ngao
hoàng hậu nam phương
Lối lên lăng có 158 bậc thang

Lối lên lăng được xây dựng thành đường thẳng, có độ dốc thoai thoải vừa phải, bao gồm 158 bậc. Trước khi vào chính lăng, nơi đặt mộ Long Mỹ Quận công Nguyễn Hữu Hào và Nhị phẩm phu nhân Lê Thị Bình, phải qua một sân tế.

Mộ ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bình được tạc bằng đá xanh nguyên khối. Trên đó có nhiều hoa văn thể hiện sự quyền uy, giàu có. Hai ngôi mộ được đặt song song, cao hơn mặt nền khoảng 30cm. Tòa lăng của hai ngôi mộ này được xây dựng theo lối kiến trúc đậm dấu ấn cung đình Huế. Với mái vòm và cây thánh giá trên đỉnh.

nam phương hoàng hậu
Kiến trúc phảng phất dấu ấn của cung đình Huế

Trên khu lăng mộ của ông Nguyễn Hữu Hào hiện còn hai văn bia được tạc trên đá xanh do hai người con gái của ông tạo lập nhằm truy niệm công đức sinh thành của đấng thân sinh.

 

lăng nguyễn hữu hào đà lạt
Bia mộ do 2 người con giá tạc lên để nhớ công ơn sinh thành

Bí ẩn xung quanh khu lăng mộ đìu hiu của Quận công Nguyễn Hữu Hào

Khu lăng mộ Nguyễn Hữu Hào ngày ray rất đìu hiu và không có người nhang khói. Một phần vì khu lăng mộ bị bao phủ, che khuất bởi rừng thông. Phần vì nhà chức trách địa phương chưa thực sự quan tâm tới khu di tích lịch sử, văn hóa này.

lăng mộ nguyễn hữu hào
Cổng chào tại lăng Nguyễn Hữu Hào

Chuyện kể rằng, sau năm 1975, nhiều người dân sinh sống trong vùng đã vào gỡ lớp đá lát quanh lăng đem về làm đường. Bia đá được cho là của Nam Phương Hoàng hậu tạc để ghi nhớ công ơn Long Mỹ Quận công Nguyễn Hữu Hào cũng bị đào tung. Tuy nhiên, do bia đá quá lớn và nặng nên chỉ bị di chuyển khỏi vị trí ban đầu vài chục mét rồi bỏ đó đến mấy chục năm sau.

tiểu sử hoàng hậu nam phương
Sân tế tại lăng mộ Nguyễn Hữu Hào

Khoảng sau năm 1990, một doanh nghiệp du lịch, đơn vị được nhà chức trách giao trông coi, quản lý khu khu di tích này đã tiến hành cải tạo, trùng tu và di chuyển tấm bia đá cố định về chỗ cũ.

Tour teambuilding Đà Lạt